Đô thị ven sông Cổ Cò sẽ hưởng lợi từ các cây cầu
Kiến trúc cảnh quan đô thị ven sông Cổ Cò được UBND thị xã Điện Bàn và UBND tỉnh Quảng Nam xác định là bộ mặt cho cả vùng đô thị phía Bắc. Đây cũng là đô thị cao cấp vệ tinh, kết nối với thành phố Đà Nẵng, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đô thị chất lượng cao kết hợp dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp.
Ông Nguyễn Khắc Việt Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản TicaLand, đơn vị chuyên phát triển và phân phối các dòng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp cho biết, các dự án nằm ven sông và cạnh các cây cầu qua sông Cổ Cò đang được khách hàng ở khu vực ngoài Bắc rất quan tâm. Khi các cây cầu hoàn thành thì giá trị bất động sản tại các khu vực này sẽ tăng giá trị bởi việc kết nối từ các khu đô thị ra các bãi biển gần đó như Viêm Minh, Thống Nhất, Hà My, An Bàng... một cách dễ dàng. Các cây cầu qua sông Cổ Cò cũng sẽ giúp các khu đô thị cao cấp view sông khớp nối hạ tầng với 2 trục giao thông lớn nối phố cổ Hội An và Thành phố Đà Nẵng chỉ hơn 10 phút ôtô.
![]() |
Khu biệt thự Rosa Luxury Villas nằm giữa cầu Nghĩa Tự và cầu Ông Điền |
Trong năm 2022, dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò qua địa phận Quảng Nam với tổng kinh phí 1.545 tỷ đồng dự kiến sẽ hoàn thành, kết nối đường sông thông suốt từ Hội An đến Đà Nẵng. Với việc triển khai đồng bộ cả dự án nạo vét khơi thông và xây dựng các cây cầu qua sông Cổ Cò, chuỗi đô thị ven sông đã được quy hoạch từ trước sẽ hưởng lợi lớn về giá trị cũng như cảnh quan và không gian sinh sống cho cư dân.
Sơn Đình
" alt=""/>Quảng Nam đầu tư thêm cầu qua sông Cổ Cò: Điểm nhấn cho đô thị ven sôngSử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật trên cây lúa và một số cây trồng khác như: bắp, mì, mía, cây ăn quả… nhằm tăng cường việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất; hạn chế tối đa việc phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc, tiết kiệm công lao động, có thể ứng dụng trên nhiều loại cây trồng và địa hình khác nhau.
Sử dụng hệ thống tưới nước tự động xoay tròn (tưới Pivot) áp dụng trên cây mía; hệ thống này được điều khiển từ xa có thể tưới được cùng lúc trên diện tích rộng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí thuê nhân công.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông hiện đại mang lại hiệu quả cao như mô hình ứng dụng công nghệ sinh học - nhân giống hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích 700m2, tại khu phố Ninh Lộc, phường Ninh Sơn, TP. Tây Ninh.
Lĩnh vực chăn nuôi có 8/128 trang trại heo, 4/35 cơ sở giết mổ tập trung sử dụng phần mềm TE-food để truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, tích hợp cơ sở dữ liệu hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, xây dựng hệ thống quản lý thông tin hiện đại và đồng bộ, liên kết chặt chẽ trong việc quản lý vận hành, khai thác công trình thủy lợi và bảo vệ công trình phục vụ sản xuất. Ứng dụng phần mềm Citywork để quản lý khách hàng sử dụng nước sạch khu vực nông thôn, in hoá đơn thu tiền nước trên 69 công trình cấp nước tập trung.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo ngành nông nghiệp của tỉnh, việc thực chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp tỉnh đang ở giai đoạn đầu.
Năm 2023, chuyển đổi số đã được Sở NN&PTNT đặc biệt quan tâm và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cho cả thời gian tới. Nhiệm vụ này đã được thể hiện thông qua việc triển khai một số mô hình ứng dụng nông nghiệp 4.0 tiêu biểu.
Theo đó, ngành NN&PTNT đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp cụ thể như: tập trung xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp trên các lĩnh vực bao gồm: hiện trạng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi, nước sạch, nông thôn mới và sản phẩm đặc thù của tỉnh; các vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, điều kiện đất đai, quản lý thông tin trên cây trồng, vật nuôi, xây dựng mạng lưới quan trắc, cảnh báo, giám sát các hoạt động chuyển đổi số nông nghiệp… bảo đảm việc quản lý hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đạt hiệu quả, nhanh chóng, chính xác và đồng bộ việc kết nối với hệ thống dùng chung của tỉnh.
Xuân Quý và nhóm PV, BTV" alt=""/>Tây Ninh: Ứng dụng công nghệ số vào nông nghiệp, tạo luồng sinh khí mớiTheo thông tin từ trung tâm chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chiều nay 31/8/2016, bé Trần Gấu sẽ ra viện.
Theo đó, khi chào đời bé Trần Gấu ở tuần tuổi thứ 29 và sinh ra được 1,2kg. Do bé Gấu ra đời trên nền sản phụ mắc bệnh ung thư nên quá trình chăm sóc cháu gặp không ít khó khăn, thậm chí thời gian đầu cân nặng bé Trần Gấu còn bị sụt giảm.
![]() |
Khi chào đời bé Trần Gấu chỉ nặng khoảng 1,2kg |
Sau một thời gian điều trị và nuôi trong lồng ấp, cân nặng bé Gấu đã về vị trí ban đầu và đến nay đã lên được 1,8kg. Được biết, bé có thể tự ăn được, lượng sữa từ 30 – 40 ml và mấy ngày nay, bố và người thân đã được vào bế con, ấp bé để bé cảm nhận được hơi ấm của người thân.
Trước đó, câu chuyện người mẹ - thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm từ chối chữa bệnh ung thư để giữ sự sống cho con đã khiến rất nhiều người phải xúc động. Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm được phát hiện mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối khi đang mang thai tuần thứ 19. Chị đã kiên quyết từ chối điều trị để mong giọt máu của mình được lớn lên từng ngày.
Do từ chối điều trị, nên các tế bào ung thư gần như lan rộng khắp cơ thể, khiến chị Trâm rất yếu. Đặc biệt, ngày 10/7, chị có dấu hiệu suy hô hấp nặng, vì khối u ngày càng lớn, chèn vào tim, phổi và gan nên Bệnh viện K và Phụ sản Trung ương chỉ định mổ lấy thai cho chị Trâm trong tư thế bệnh nhân ngồi trên bàn mổ.
Sau 30 phút em bé cất tiếng khóc, được đặt tên là Trần Gấu và được các bác sĩ tiếp nhận cấp cứu, cho vào lồng ấp chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Sau gần 2 tuần mổ bắt con, chị Trâm đã trút hơi thở cuối cùng sau một thời gian kiên trì chống chọi với bệnh tật.
H.Thúy
" alt=""/>Con trai của sản phụ từ chối điều trị ung thư sắp xuất viện